Tour du lịch Hà Giang Giá Tốt chuyên tổ chức tour du lịch Hà Giang uy tín chuyên nghiệp. Liên hệ: 097.257.8692 ( Mr Đạt)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

THÔNG TIN DU LỊCH HÀ GIANG


Hạ qua thu lại tới, một mùa thu dịu dàng mát mẻ mang lại cho ta một cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Mùa thu này mà tới Hà Giang để tận hưởng phong cảnh hoang sơ hữu tình, hòa mình vào những thửa ruộng bậc thang khoe sắc vàng thoang thoảng hương lúa non thì còn gì bằng. Nếu bạn có dự định tìm một nơi phong cảnh yên bình sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi thì Hà Giang sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Để khám phá Hà Giang này thì bạn có thể đặt tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêmtour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm   của Tour Du Lịch Hà Giang Giá Tốt - Du Lịch Kỳ Việt. Để khám phá Hà Giang dễ dàng và trọn vẹn nhất thì tour du lịch Hà Giang Giá Tốt cung cấp cho bạn cẩm nang du lịch Hà Giang. Trong bài viết này, tour Du Lịch Hà Giang Giá Tốt – Du Lịch Kỳ Việt xin giới thiệu tới các bạn “thông tin du lịch ở Hà Giang”
Hà Giang, mảnh đất địa đầu của tổ quốc vẫn được Du khách nhắc tới như một điểm du lịch lí tưởng và hấp dẫn. Đến đây vào tháng 10, Du khách sẽ bị bất ngờ bởi nhiều cao nguyên đá được khoác trên mình màu hồng của “thiên đường hoa” thơ mộng và rung động lòng người. Đây chính là hoa tam giác mạch, những cánh đồng hoa bạt ngàn, rực rỡ sắc màu đã “thay áo” vùng đất này. 

Ruộng bậc thang Hà Giang

Trên những sườn đồi, những thửa ruộng, cạnh những con đường hay ven những ngôi nhà cũ kỹ, hàng vạn bông hoa tam giác mạch nhỏ li ti như những hạt mưa tím hiện lên ngút tầm mắt. Màu xanh của cây lá, của núi rừng, hòa quyện với sắc tím phớt nhẹ của hoa tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp, cho bạn cảm giác như lạc vào một câu chuyện cổ tích.Du khách có thể chiêm ngưỡng và ngắm nhìn những bông tam giác mach. Nhưng nếu bạn chọn Đồng văn là điểm đến đầu tiên của mình thì đừng bỏ qua dốc chín khoanh, Phố Cao. Ở đây, đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, điều đầu tiên bạn cảm nhận được sẽ là cả một thảm hoa tam giác mạch rất đẹp, những bông hoa mới nở vẫn còn e ấp đang chuyển dần sang màu hồng nhạt. Thả căng bầu ngực, hà hơi để cảm nhận cái màu hồng nhạt cảu hoa tam giác mạch, và cái rộng thênh thang nơi núi rừng hùng vĩ.
Nên du lịch hà giang vào thời điểm nào?
Vào khoảng thời gian đầu xuân bạn đến với Hà Giang sẽ có cơ hội được khám phá những lễ hội truyền thống nơi đây. Đây là thời điểm cho những ai yêu thích khám phá các nền văn hóa – lế hội ở Hà Giang. Bạn sẽ được chứng kiến những lễ hội mừng thọ của người Tày – đây là một tục lệ truyền thống của người dân tộc Tày và đây cũng là lúc mà con cháu sum họp đầy đủ để chúc mừng ông bà, bố mẹ được mừng thọ. Vào dịp đầu xuân thì Hà Giang cũng có các lễ hội như hội trọi trâu, lễ hội Lồng Tồng và hội đấu ngựa…những lễ hội này thu hút đông đảo khách du lịch từ các nước đến tham gia.

Hoa đào Hà Giang

Vào khoảng tháng 3, là thời điểm đẹp nhất của Hà Giang với những vườn đào, mận có hoa nở rộ tràn đầy sắc xuân. Rừng mận, đào bạt ngàn sắc hoa trắng hồng như một bức tranh thuỷ mặc, sẽ là thời điểm cho các bạn trẻ thích khám phá, cho những cặp vợ chồng sắp cưới những bộ ảnh cưới đẹp nhất. Len theo từng ngách vườn đào- mận là những anh chàng, cô nàng lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bằng những bức ảnh với hoa đào- mận. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn giành thời gian cùng người thương đến với Hà Giang vào tháng 3. 
Đến tháng 4, Hà Giang có một lễ hội lớn đó là hội Chợ tình Khâu Vai. Đến với chợ tình Khâu Vai tháng 4 để biết thêm một nét văn hoá đặc biệt của vùng đất Hà Giang. Một không gian nhộn nhịp với đông đảo mọi người cùng đến tham dự lễ hội. Đến đây, các bạn sẽ thấy được nét đẹp nhân văn của chợ tình Khâu Vai, hình ảnh những anh chàng, cô nàng xúm lại tán chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện cuộc sống. Lễ hội đến là thời gian ngắn ngủi cho những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp lại nhau, bên nhau trò chuyện, tâm tình.
Và bạn sẽ được chứng kiến một Hà Giang quyến rũ vào “mùa nước đổ” tầm tháng 5 và tháng 6. Lúc này, Hà Giang vừa đẹp và quyến rũ với hình ảnh ruộng bậc thang uốn lượn được đón nước từ trên các đỉnh núi đổ về. Nước tràn gập trên các thửa ruộng trông như một lớp áo mới của chúng. Đây cũng là thời điểm người dân bắt đầu nhộn nhịp xuống đồng để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Du khách tới đây sẽ được hoà mình cùng không khí nhộn nhịp của người dân đi làm, cùng họ xuống đồng trong tâm trạng vui vẻ, hồ hởi.

Ruộng bậc thang Hà Giang

Vào tháng 8 và 9, bạn sẽ hối tiếc nếu không đến với Hà Giang vào thời điểm này. Lúc này ở Hà Giang là vào mùa lúa chín, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang với một màu vàng óng của lúa. Không chỉ ngắm, bạn cảm nhận, gửi thấy mùi thơm ngào ngạt của lúa và cảm thấy mùi quê hương khi đến nơi đây. 
Tháng 10- tháng 11 là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ với một màu tím khắp các sườn đồi, chân núi như một thảm tím trải rộng. Một màu tím rực , lãng mạn hoà cùng khí trời se lạnh nơi đây.
Sau mùa hoa Tam giác mạch, bạn sẽ được chứng kiến mùa hoa cải vàng rực rỡ vào tháng 12. Hoa cải nở rộ, trải rộng một màu vàng rực rỡ, các bạn tới đây sẽ chụp lại được những khoảnh khắc vô cùng đẹp và lãng mạn. Đây cũng là lúc thời tiết lạnh, bạn sẽ cảm thấy cái giá lạnh của vùng đất này, được chạm tay vào sương mờ ảo dưới các sườn và chân núi. 
Những điểm tham quan du lịch ở Hà Giang?
1. Cao Nguyên Đá Đồng Văn
Cao nguyên Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. một huyện vùng cao biên giới của trung tâm Hà Giang, huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146km. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1ºC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24ºC. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có Lũng Cú được coi là “nóc nhà của Việt Nam”, nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý

Cao nguyên đá Đồng Văn

Ðồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Ðồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời"
2.Cổng Trời Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ, nằm ở độ cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mèo", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh. Đứng tại Cổng trời Quản Bạ, có thể quan sát được cánh đồng của Quản Bạ, Quyết Tiến, Thái An, Đông Hà, Cán Tỷ và Bát Đại Sơn. những điểm du lịch nổi tiếng trong các tour du lịch Hà Giang, được du khách yêu thích.

Cổng trời Quản Bạ

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.
3.Dinh Thự Họ Vương

Dinh họ Vương

Dinh họ Vương (Vương Chí Sình) nằm trên địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24km. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m.
Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai tường thành rộng khoảng 50m, được trồng cây. Dinh có 10 ngôi nhà, 6 ngôi nằm cùng một hướng, 4 ngôi kia nằm theo hướng khác. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng. Các ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý từ cột, kèo, sàn, vách. Mái nhà lợp bằng ngói máng.
Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Các bức chạm trên đá, trên gỗ cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ. Công trình đã được xếp hạng di tích và bảo vệ từ năm 1993. Di tích này đáng để bạn dừng chân và quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.
4. Phố Cổ Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn

Khu phố cổ Đồng Văn, nằm trong quần thể du lịch Hà Giang,  được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty  người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thuở ban đầu chỉ có vài gia đình người Tày, người Hoa và người Mông sinh sống. Đến thập niên 40 – 50 có thêm người Kinh, Dao và người Nùng … đến cư ngụ, ngày nay Phố Cổ Đồng Văn được du khách đặc biệt yêu thích và là điểm đến không thể thiếu trong các chương trình Tour Du Lịch Hà Giang.
Với nét đặc trưng vốn có, những nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, kiến trúc của người dân phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng Công viên địa chất – cao nguyên đá Đồng Văn.
5.Cột Cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú

Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km. Từ thị xã, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú. một địa danh không thể thiếu trong các Tour du lịch Hà Giang.
Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động: một vùng đất với 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, trùng điệp... Khi tới gần, vẻ đẹp nơi đây càng rõ nét hơn: Một cột cờ được dựng trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn), dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Quan sát kỹ hơn một chút, du khách sẽ thấy giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.
Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.
6. Đèo Mã Pì Lèng

Đèo Mã Pì Lèng

Đèo Mã Pì Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), nơi được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đường đèo men theo sườn núi, vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ, là điểm đến của du khách.Đường lên Đồng Văn, Mèo Vạc xuyên qua những rừng đá tai mèo, xứng với tên gọi “cao nguyên đá”. Có những quả núi đá mang hình thù kỳ dị, rất có giá trị trưng bày địa chất lộ thiên, một điểm thăm quan lý tường cho du khách tham gia các Tour Du Lịch Hà Giang.
Mã Pí Lèng, dịch ra nghĩa đen là " sống mũi ngựa". Dịch ý thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn, 2 huyện cheo leo nơi cực bắc tổ quốc.
Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.
7. Con đường Hạnh phúc

Con đường hạnh phúc Hà Giang

Kỳ quan thứ tư là Con đường Hạnh phúc – con đường của máu và hoa. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
Con đường Hạnh phúc là cầu nối mang lại ánh sáng cho rẻo cao, không chỉ nhuốm công sức mà cả máu và mạng sống của bao thanh niên xung phong một thời. Năm nay cũng là kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành Con đường Hạnh phúc Hà Giang – Đồng Văn.
8.Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám
Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám một địa phương nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi.

Dệt lanh Lùng Tám

Khi tách lấy vỏ lanh, đôi tay người phụ nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.
Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, nó lại được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần. Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.
9. Hoàng Su Phì - Mùa Lúa Chín Nước Đổ

Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Hoàng Su Phì là một trong các địa phương thuộc vùng cao Hà Giang nhưng lại có cấu trúc địa hình đỡ khắc nghiệt hơn hướng Đồng Văn, Mèo Vạc. 
Ở đây, ít những đồi núi đá tai mèo; đất đai phì nhiêu hơn. Đặc biệt có đỉnh Chiu Lầu Thi (Kiều Liên Ty) cao 2380 m so với mặt nước biển, là đỉnh núi cao thứ 3 cả nước, sau Phan xi păng và Tây Côn Lĩnh.Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc của huyện đã tương đối hoàn thiện nên đã tạo ra cho Hoàng Su Phì tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái với hàng loạt hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch đã đi vào hoạt động, đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Pan Hau – Thông Nguyên. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã đón nhận bằng Di tích Quốc gia từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Còn Mùa nước đổ thì đa phần ruộng Tây Bắc nước ta đổ ải vào tầm tháng 5 - 6, ít nơi tháng 7, một vài thửa có thể tích nước từ tháng 4; nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 – 6. 
10. Nhà Của Pao Giữa Cao Nguyên Đá
Sau thành công trên màn ảnh, "nhà của Pao" trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên cung đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).
Cái tên Sủng Là từ lâu đã không còn xa lạ với du khách miền xuôi mỗi lần ghé đến Đồng Văn. Được ví như bông hoa giữa cao nguyên đá, Sủng Là cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, yên bình đặc trưng của miền sơn cước, trong đó nổi bật là ngôi làng nhỏ mang tên Lũng Cẩm.

Nhà của Pao

Nằm giữa thung lũng thơ mộng, xung quanh là dãy núi đá trùng điệp như bức tường thành che chở, làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm hiện là nơi cư trú của hơn 60 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Lô Lô, Mông và Hán.
Nếu hình dung về những con đường đất sỏi mịt mù khi tới Lũng Cẩm thì bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng vì đường vào làng giờ đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, nhưng không vì thế mà Lũng Cẩm mất đi vẻ đẹp vốn có. Ngay từ đầu làng, bạn đã có thể bắt gặp những nương ngô xanh mướt, những luống hoa hồng thấm đẫm sương đêm.
Thấp thoáng trên đường là bóng dáng các chị, các mẹ gùi hàng ra chợ bán, lũ trẻ mặt nhem hề đùa nghịch hồn nhiên. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với du khách khi đến với Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường cổ. 
Sắc màu mộc mạc, xưa cũ là điểm dễ nhận ra ở hầu hết ngôi nhà gần 100 năm tuổi ở thung lũng hoa hồng. Những lớp ngói âm dương đã phủ đầy rêu, nhưng bức tường đất, hàng rào đá bao quanh dường như còn nguyên vẹn. Chính vẻ đẹp thách thức thời gian và tiết trời khắc nghiệt đã khiến những ngôi nhà ở Lũng Cẩm trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nhiếp ảnh gia và đạo diễn.
Từ khi được chọn làm bối cảnh cho những thước phim đẹp đến nao lòng trong “Chuyện của Pao”, ngôi nhà “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông vốn nổi tiếng từ nhiều năm trước, trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở làng Lũng Cẩm. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
Lối dẫn vào nhà băng qua một đồng hoa cỏ dại. Nếu vào đúng mùa hoa tam giác mạch, khung cảnh hai bên sẽ chìm đắm trong sắc hồng thơ mộng, đối lập với vẻ mênh mông, lạnh giá của núi rừng. Ngôi nhà làm chủ yếu bằng đất, mái ngói cổ, thềm và chân cột bằng đá.
Vốn thuộc tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc, ngôi nhà có một gian chính 2 tầng chia thành nhiều phòng khách và phòng ở, một gian phụ chia làm 2 phòng nhỏ là nhà kho, bếp, một chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Nhà xây quây bốn hướng chụm lại ở giữa có sân tạo không gian ấm cúng, yên bình.
Mỗi khi có khách đến chơi, lũ trẻ trong nhà lại ùa ra như có hội, chào đón bằng những ánh mắt hồn nhiên. Dù không hiểu hết tiếng Kinh, khách lạ đến nhà cũng chẳng thể hiểu được tiếng Mông, nhưng không vì thế mà ngăn được tiếng cười trẻ thơ những lúc được cho bánh, chia kẹo hay chụp hình.
Nhiều năm nay, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, “nhà của Pao” lại rộn ràng du khách đến thăm, bởi màu trắng của mận, màu hồng của đào tô điểm khiến ngôi nhà thêm cuốn hút. Trả lại vẻ bình yên của Lũng Cẩm, lúc ra về ai cũng giữ cho mình những bức hình, những ký ức đẹp về cao nguyên đá, về ngôi nhà trình tường cổ.
11. Thác Tiên Đẹp Dịu Dàng Bên Đèo Gió

Thác Tiên Hà Giang

Để đến thác Tiên – một trong những danh thắng bậc nhất huyện Xín Mần, Hà Giang, du khách phải vượt qua khoảng 17 km từ trung tâm thị trấn Cốc Pài. Thác nằm giữa rừng nguyên sinh Đèo Gió thuộc địa phận xã Nấm Dẩn, nên sau khoảng chục cây số đổ đèo leo dốc là bạn đã được hòa mình vào một thế giới thiên nhiên thuần khiết với thảm thực vật nguyên sơ quý hiếm. Bên cạnh phong lan rừng, thảo mộc và nấm các loại là nhiều loài gỗ quý nghìn năm tuổi.
Trong khi đang mơ màng với thiên nhiên hoa cỏ thì tiếng nước đổ vọng gần sẽ đưa du khách trở về thực tại, báo hiệu trước mặt là dòng thác Tiên huyền thoại. Mọi mệt mỏi dần tan biến theo mỗi bước qua thềm bậc giữa cánh rừng vầu rậm rạp. Trong màu xanh ngút ngàn của rừng già hoang sơ là dòng thác đôi trắng xóa.
Thác bắt nguồn từ suối Tả Ngán, xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403 m. Khi đến địa phận thôn Ngam Lâm, xã Nấm Dẩn, dòng nước thả mình qua vách núi Đèo Gió tạo thành dòng thác đôi như mái tóc dài mềm mại, buông lững lờ của thiếu nữ tuổi trăng tròn.
Đổ xuống từ độ cao 70 m giữa rừng già kỳ vĩ, thác Tiên không ầm ào, hung dữ mà mềm mại, réo rắt, mang đến bầu không khí mát lành nhờ những hạt nước li ti lan tỏa theo làn gió thổi quanh chân thác. Bởi thế thác Tiên ngoài tên gọi Táng Tinh (theo tiếng Nùng) còn được gọi là thác Gió.
Quanh năm dòng nước chẳng khi nào cạn, mùa mưa hay mùa khô đều êm ả nhẹ nhàng. Chẳng thế mà lao xuống từ trên vách núi nhưng mặt hồ nhỏ đón nước dưới chân thác chỉ gợn sóng lăn tăn. Đây chính là nơi đầu nguồn của con suối Tả Lán chảy về thôn Nấm Dẩn, nơi có bãi đá cổ nổi tiếng Hà Giang.
Nước suối dưới chân thác lặng, yên bình và trong vắt quanh năm, nhìn thấu tận đáy. Suối nông nhưng lạnh do nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, nên mùa hè có thể thoái mái lội suối vui đùa, còn mùa đông khách thường chỉ men theo lối nhỏ để dạo một vòng hoặc chụp ảnh trên cây cầu cong vắt ngang qua suối.
Đặc sản hà giang?
1. Cháo Ấu Tẩu Hà Giang
Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa và chỉ bán vào buổi tối. Theo kinh nghiệm lâu năm của những người dân ở đây cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Bát cháo ấu tẩu cũng như vị thuốc thần giúp xoa tan mệt nhọc của một ngày để có một giấc ngủ sâu và khoan khoái hơn.

Cháo ấu tẩu

Nấu được bát cháo Ấu Tẩu cũng cầu kỳ và nhiều công đoạn. Củ ấu tẩu được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm, sau đó rửa sạch và đem ninh hơn 4 giờ cho tới khi củ mềm, bở tơi. Gạo tẻ thơm, trộn ít nếp cái hoa vàng cho cháo đặc sánh.
Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Cuối cùng khi bắc ra đập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi dậy lên mùi thơm ngọt ngào. Thêm chút tía tô tăng thêm tác dụng giải cảm của bát cháo. Vị ngon của cháo còn phụ thuộc bí quyết của từng nhà hàng
2. Rêu nướng món ăn lạ lùng ở Hà Giang
Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là một loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Tour du lịch Hà Giang sẽ giúp cho du khách có cơ hội thưởng thức món ăn vừa lạ lùng và độc đáo này.

Rêu nướng Hà Giang

Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.
Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang, Quang Bình, Hà Giang cho biết: “Khi vớt, phải đứng ở dưới suối, nước cứ chảy từ trên xuống và lấy tay quơ ngang lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu chỉ sống trong 7 ngày, khi nó mọc lên 3 - 4 ngày là đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch và không ăn được nữa”.
Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý. Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.
3.Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn – Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

Bánh cuốn Hà Giang

4.Thắng dền
Một lần đến Mèo Vạc, bạn hãy thử nếm bánh thắng dền, thưởng thức liền 2 – 3 viên bánh nhỏ xinh một lúc, ngậm trong miệng và cảm nhận vị dẻo dai của bột nếp hòa quyện cùng vị cay se se của gừng, dậy mùi thơm của vừng lạc.
5.Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam Bắc Mê là thức quà dân dã đồng thời là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở Tây Bắc. Cơm Lam được làm từ gạo nếp nương, rồi nướng trong một ống tre nứa, dài. Vị cơm lam thơm và ngọt, ăn dẻo và bùi bùi, du khách đến Hà Giang không chỉ thưởng thức mà còn mua về làm quà rất nhiều.
6.Hồng không hạt
Hồng không hạt được trồng nhiều ở vùng Quản Bạ Hà Giang nên người dân nơi đây vẫn gọi là hồng Quản Bạ. Giống hồng này thường có vào khoảng mùa thu đông, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, một thức quà dân dã ở Hà Giang.
7.Cam sành
Từ lâu, cam sành đã trở thàng thức quà dân dã ở Hà Giang mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi tới đây. Loại cam sành ở Hà Giang có vị thơm, vị mát và có chứa nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Cam được thu hoạch vào khoảng tháng 11, 12.
8.Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là đặc sản nổi tiếng của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Với đặc điểm thịt chắc, ăn nạc, thơm và ngon mà món đặc sản này đã nhận được sự yêu thích của khách du lịch tới đây. Đây cũng được xem là một nét độc đáo trong cách chăn nuôi của người dân tộc trên Hà Giang.
9.Mật ong bạc hà
Mật ong bạc hà là đặc sản dân dã quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng nhất khi đến Hà Giang. Mật ong bạc hà có vị ngọt thanh, dịu nhẹ và thoảng mùi hương hoa bạc hà có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Là bài thuốc dân dã có công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa, làm mịn và hồng da.
10.Gà xương đen
Gà xương đen không tanh do lượng sắt ít và chúng thường được chế biến chung cùng những loại thuốc Bắc, nấm và sâm, vừa để ăn trong bữa ăn mỗi ngày vừa làm thuốc luôn. Với đặc sản gà xương đen như một bài thuốc quý có khả năng chữa trị nhiều bệnh thì món ăn này sẽ ngày càng được yêu thích hơn.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Hà Giang mà du lịch Kỳ Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi: 
Điện thoại: (024) 32424670 
Hotline: 0972578692 


Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

GIỚI THIỆU CÔNG TY

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH KỲ VIỆT

Trụ sở: số 80, đường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

VPGD: P808, chung cư CT4C Xa La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 324.246.70

Hotline: 0972.578.692

Website: dulichkyviet.com


HỆ THỐNG WEBSITE

1. DU LỊCH KỲ VIỆT
DULICHKYVIET.COM
2. TOUR HẠ LONG
TOURHALONGGIATOT.BLOGSPOT.COM
3. TOUR CÁT BÀ GIÁ RẺ
TOURCATBAGIARE.BLOGSPOT.COM
4. TOUR CÔ TÔ GIÁ RẺ
TOURCOTOGIARE.BLOGSPOT.COM
5. TOUR SẦM SƠN GIÁ RẺ
TOURSAMSONGIARE.BLOGSPOT.COM

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Để phục vụ khách hàng tốt nhất. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng 24/7. Hãy liên hệ với chúng tôi:

Số điện thoại: (024) 324.246.70

Hotline: 0972.578.692

Copyright © TOUR DU LỊCH HÀ GIANG GIÁ TỐT | Powered by Blogger Distributed By Protemplateslab & Design by ronangelo | Blogger Theme by NewBloggerThemes.com