Tour du lịch Hà Giang Giá Tốt chuyên tổ chức tour du lịch Hà Giang uy tín chuyên nghiệp. Liên hệ: 097.257.8692 ( Mr Đạt)

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

LỄ TẾT CÁ CỦA NGƯỜI TÀY


Hạ qua thu lại tới, một mùa thu dịu dàng mát mẻ mang lại cho ta một cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Mùa thu này mà tới Hà Giang để tận hưởng phong cảnh hoang sơ hữu tình, hòa mình vào những thửa ruộng bậc thang khoe sắc vàng thoang thoảng hương lúa non thì còn gì bằng. Nếu bạn có dự định tìm một nơi phong cảnh yên bình sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi thì Hà Giang sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Để khám phá Hà Giang này thì bạn có thể đặt tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêmtour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm   của Tour Du Lịch Hà Giang Giá Tốt - Du Lịch Kỳ Việt. Tới Hà Giang ngoài thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ hữu tình thì ta còn được khám phá lễ hội, văn hóa độc đáo nơi đây. Trong bài viết này, tour Du Lịch Hà Giang Giá Tốt – Du Lịch Kỳ Việt xin giới thiệu tới các bạn “lễ tết cá của người Tày”

Lễ tết cá của người Tày

Mỗi một dân tộc, dù đồng bằng hay miền núi, đều có những phong tục tập quán riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Người Tày ở Hà Giang cũng vậy, cứ đến ngày 9/9 hàng năm những gia đình người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang dù giàu hay nghèo cũng phải có một bữa cơm, cá tươm tất để mời anh em dòng họ.
Cư dân Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tổ chức tết cá để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cũng là để tưởng nhớ đến công lao người đã mang tới cho cư dân Tày nơi đây nghề trồng lúa nước.

Bên cạnh nhu cầu thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh, đây cũng là dịp trẻ con trong làng, bản được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo mới để đi chơi với chúng bạn; là dịp để thanh niên trai gái có cơ hội tìm hiểu nhau. Đồng thời cũng là dịp để anh em dòng họ có cơ hội gặp nhau, uống với nhau chén rượu, ăn các món cá và kể cho nhau nghe những chuyện làng nước, những kinh nghiệm sản xuất, chuyện đi săn…những khó khăn vất vả trong cuộc sống từ đó hiểu nhau hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Lễ tết cá của người Tày

Cá được người dân tháo và bắt ở ruộng về từ ngày mùng 7 hoặc muộn nhất là sáng mùng 8. Không khí ngày tết bắt đầu khi cá được bắt về. Trẻ con được bố mẹ chuẩn bị đồ chơi tết rất đặc biệt, họ bắt những con cá nhỏ, xâu dây vào miệng, làm những bè nhỏ bằng cây chít rồi buộc cá vào. Sau đó được lũ trẻ mang xuống thả ở những dòng suối nhỏ quanh bản làng, chúng thi xem con nào kéo khỏe hơn, sau khi chơi xong chúng lại mang những con cá này về đưa bố mẹ nướng cho ăn, theo quan niệm của họ những con cá kéo bè khỏe mang nướng cho trẻ con ăn nó sẽ khỏe người và hay ăn chóng lớn.

Lễ tết cá của người Tày


Các món được chế biến xong chiều mùng 8 bắt buộc phải nấu chín vài món vào buổi chiều hôm đó để cúng. Trưa ngày mùng 9 cúng lại lần nữa rồi mới mời khách, những người đàn ông chỉ có nhiệm vụ là mang cá từ ruộng về, công việc mổ cá bắt buộc phải là mẹ chồng hoặc con dâu, cá phải được mổ dưới bàn thờ tổ tiên, trong khi mổ cá tuyệt đối không được nói chuyện, không cho ai được nhòm ngó vì theo quan niệm của người Tày, đây là một nghi thức thiêng liêng, nếu để người khác nhìn thấy thì cá chế biến để thờ sẽ không linh thiêng nữa, tổ tiên sẽ không phù hộ. Những gia đình nào mà không có cửa, nhà không kín đáo thì phải mắc màn dưới bàn thờ để mổ. Các món được chế biến từ cá khá phong phú và đa dạng, theo quan niệm truyền thống là phải chế biến cho được 12 món trong đó có các món như:
Cá nướng (Pẻ Pình): cá nướng bắt buộc khi làm món này phải có 12 con chá chép bằng nhau, mỗi con ít nhất là 100g. Cá được mổ lấy ruột, rửa sạch, ướp một chút muối (tuỳ theo khẩu vị), cá được nhét tỉ mỉ lá gừng vào miệng, sau đó lấy que chọc vào miệng thẳng thân, làm cách này cá không bị cong. Món cá nướng thường được chế biến từ mùng 8, thường là nướng sơ bộ, mùng 9 nướng lại.
Cá đồ măng chua (Pẻ Moọc): Cá đã được làm sạch, măng chua được bóp kiệt nước, tía tô rửa sạch phơi ráo nước, gia vị muối mì tuỳ theo khẩu vị trộn đều nhau, rồi gói là cây rừng đem đồ.
Gỏi (pẻ xả): Cá được đánh vẩy lọc lấy thịt thái chỉ cho vào giấy bản, đặt trên tro bếp cho thấm nước, đầu và đuôi được băn nhỏ rang vàng, thính được làm từ hạt bí hay đỗ tương, lá chua thái nhỏ, sau khi đã chuẩn bị xong trộn đều lên. đây là món ăn làm từ cá được người Tày và Nùng rất ưa thích.
Ruột đồ hạt kê (khẩu phạng): Cá được nuôi trong ruộng, thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên, cá đã được bắt nhốt nên ruột rất sạch, chỉ bỏ mật là có thể sử dụng được. Món ăn này cách làm đơn giản lấy ruột trộn hạt kê vàng sau đó gói lá cây rừng đem đồ.
Cá nấu canh mang chua (bung): Cá được trích lấy nguyên mật ra cho cá trộn lẫn vào măng từ lúc còn nước lạnh, gia vị muối mì tuỳ theo khẩu vị, cho vào nồi cứ thế đun không cần đảo.
Nhân bánh trưng: là loại cá nhỏ bằng hai ngón tay, cá được mổ, làm sạch sau đó được đặt vào lẫn đậu xanh hoặc đậu tương một ít hạt tiêu, thảo quả, gừng. Khi ăn món bánh này rất thơm ngon không có mùi tanh của cá. Ngoài ra, còn có một số món như cá rán, cá nấu canh quả chám…
Nghi lễ được tiến hành trong tết Cá
Ngày mùng 9 là ngày chính của “tết Cá”, hầu như tất cả các gia đình người Tày thường ăn tết bắt đầu từ trưa. Sau khi các món ăn được chế biến xong, trước bữa ăn bao giờ cũng phải làm lễ cúng, người cúng là người đàn ông trụ cột trong gia đình, các món cúng bao giờ cũng có 2 món chính là cá nướng lá gừng (pẻ pình) và cá nấu canh măng chua (pẻ moọc).
Trong khi người đàn ông cúng thì người phụ nữ lớn tuổi, có vai vế trong gia đình đi mời khách, khách được mời là anh em họ hàng xung quanh. Người Tày nơi đây ngày tết có phong tục là mỗi gia đình khi được mời phải cử một thành viên đi ăn, người Tày gọi là ăn “đổi công”, người đi thường là người đàn ông biết uống rượu. Nếu gia đình được mời không có thành viên đi, sẽ bị xem là coi thường gia đình người mời và tuyệt nhiên họ cũng không đến gia đình đó chơi trong ngày tết.

Mỗi gia đình, dòng họ khi cúng có cách xưng họ khi mời tổ tiên về ăn tết khác nhau. Nhưng nội dung bài cúng trong “tết cá” hoàn toàn giống nhau. “Ông làm thày về đến mời. Mời ông tổ tiên ăn sôi cúng. Mời ông ăn cá khô. Mời ông ăn cá nấu măng chua. Mời ông bà ăn cá khô tôi làm ngon. Mời ông bà uống no, cho ông bà uống đủ. Ông bà đỡ con cháu. Đỡ con đường xa, dắt cháu đi đương vắng. Đỡ cả nhà tôi được bình an.
Sau khi cúng xong, chờ hết một tuần hương, khách mời tới đông đủ gia đình bắt đầu ăn tết, trong khi ăn người lớn tuổi được ngồi mâm trên, gần bàn thờ tự; con cháu ngồi quây quần phía dưới. Trong bữa cơm họ uống rượu chúc nhau sức khỏe, chúc mùa vụ tới sẽ thu được nhiều thóc lúa hơn.
Tết Cá được xem là một nét văn hóa đặc trưng vô cùng đặc sắc của người Tày ở Hà Giang. Nếu có dịp đi du lịch Hà Giang đúng dịp tháng 9, nếu may mắn bạn có thể có cơ hội được tận mắt chứng kiến ngày Tết đặc biệt này.

Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Hà Giang mà du lịch Kỳ Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi: 
Điện thoại: (024) 32424670 
Hotline: 0972578692 


Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

GIỚI THIỆU CÔNG TY

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH KỲ VIỆT

Trụ sở: số 80, đường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

VPGD: P808, chung cư CT4C Xa La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 324.246.70

Hotline: 0972.578.692

Website: dulichkyviet.com


HỆ THỐNG WEBSITE

1. DU LỊCH KỲ VIỆT
DULICHKYVIET.COM
2. TOUR HẠ LONG
TOURHALONGGIATOT.BLOGSPOT.COM
3. TOUR CÁT BÀ GIÁ RẺ
TOURCATBAGIARE.BLOGSPOT.COM
4. TOUR CÔ TÔ GIÁ RẺ
TOURCOTOGIARE.BLOGSPOT.COM
5. TOUR SẦM SƠN GIÁ RẺ
TOURSAMSONGIARE.BLOGSPOT.COM

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Để phục vụ khách hàng tốt nhất. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng 24/7. Hãy liên hệ với chúng tôi:

Số điện thoại: (024) 324.246.70

Hotline: 0972.578.692

Copyright © TOUR DU LỊCH HÀ GIANG GIÁ TỐT | Powered by Blogger Distributed By Protemplateslab & Design by ronangelo | Blogger Theme by NewBloggerThemes.com